Trên thị trường bất động sản hiện nay đang gặp phải một số dự án không đạt chất lượng, gây ra bởi nhiều vấn đề như việc thi công chậm chạp, chất lượng kém, thậm chí còn có trường hợp các dự án bất động sản lừa đảo mà chủ đầu tư đăng bán một căn hộ cho nhiều khách hàng. Vì vậy, trước khi ký hợp đồng mua bán, khách hàng cần xem xét kỹ các vấn đề liên quan để tránh rơi vào những dự án không tốt.
Mục lục [hide]
- 1 Các bước nhận diện những dự án bất động sản lừa đảo mà nhà đầu tư và khách mua nên biết
- 1.1 1. Xác minh hồ sơ pháp lý dự án
- 1.2 2. Kiểm tra giấy tờ
- 1.3 3. Tính minh bạch của dự án
- 1.4 4. Xác minh chủ đầu tư và đơn vị bảo lãnh dự án
- 1.5 5. Đánh giá dự án dựa trên số liệu truyền thông và phân tích của chuyên gia
- 1.6 6. Kiểm Tra hợp đồng dự án
- 1.7 7. Kiểm tra thông tin ban quản lý
- 1.8 8. Tìm tư vấn từ bên thứ ba
- 2 Tổng kết
Các bước nhận diện những dự án bất động sản lừa đảo mà nhà đầu tư và khách mua nên biết
1. Xác minh hồ sơ pháp lý dự án
Nhà đầu tư cần xác minh thông tin dự án và căn hộ chuẩn bị mua qua hồ sơ pháp lý của dự án kiểm tra xem liệu dự án đó đã bị thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở từ cơ quan có thẩm quyền hay chưa.
2. Kiểm tra giấy tờ
Hãy xem xét các giấy tờ sau đối với dự án: giấy tờ quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, bản vẽ thi công đã được cấp phê duyệt, giấy phép xây dựng (nếu cần), giấy tờ nghiệm thu việc hoàn thành cơ sở hạ tầng theo tiến độ, biên bản nghiệm thu phần móng (đối với nhà chung cư hoặc tòa nhà hỗn hợp dùng để ở), thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán từ Sở Xây dựng.
Ngoài ra, còn có các điều kiện đặc thù khác như bảo lãnh tài chính và giải chấp. Những giấy tờ này là cần thiết nếu bạn muốn mua bất động sản để ở hoặc có ý định bán cho người khác.

3. Tính minh bạch của dự án
Dự án cần cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, phạm vi, kế hoạch và tiến độ thực hiện,có tổ chức họp báo, hội thảo hoặc trang web chính thức để cung cấp thông tin cho công chúng. Quy trình ra quyết định trong dự án có rõ ràng và minh bạch. Có sự tham gia của các bên liên quan và đảm bảo tính công bằng.

Những dự án bất động sản lừa đảo sẽ không bao giờ tuân thủ đúng nguyên tắc tài chính như quản lý kinh phí, báo cáo tài chính định kỳ và kiểm toán công khai. Dự án có cơ chế kiểm soát và giám sát để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Dự án có cơ chế đánh giá và đánh giá độc lập để đảm bảo tính minh bạch và cải thiện quá trình thực hiện. Ngoài ra còn phải có sự xác nhận từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Xác minh chủ đầu tư và đơn vị bảo lãnh dự án
Cần xác minh đơn vị bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh các dự án bất động sản để biết rõ danh tính. Một vài trường hợp dự án bất động sản lừa đảo thường không có nhiều thông tin về chủ đầu tư. Vì vậy, đơn vị này sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm một vấn đề nào đó, gây ảnh hưởng đến tiến độ hoặc chất lượng của dự án hoặc công trình.

5. Đánh giá dự án dựa trên số liệu truyền thông và phân tích của chuyên gia
Nên đánh giá dự án thông qua việc hỏi các chuyên gia bất động sản để tránh mua đắt, bán rẻ so với những dự án có chất lượng công trình và vị trí tương đương. Chắt lọc thông tin toàn bộ các dự án bất động sản có dấu hiệu lừa đảo không? qua các kênh truyền thông như Facebook, TikTok, Youtube, Google, báo chí… Hoặc có thể tham gia vào các group dân cư của dự án mà mình quan tâm để năm bắt được chi tiết thực tế nhất.

6. Kiểm Tra hợp đồng dự án
Trước khi ký hợp đồng mua bán bất động sản, cần kiểm tra kỹ các khoản điều khoản trong hợp đồng. Đồng thời, cần xác minh chủ thể ký hợp đồng với nhà đầu tư là ai, và xác định xem họ có đủ tư cách và thẩm quyền để ký hợp đồng với mình hay không.
Điều này giúp tránh tình trạng các chủ đầu tư chuyển nhượng căn hộ cho các nhà thầu thứ cấp, sau đó các nhà thầu này tiếp tục bán cho người khác để thu hồi vốn. Theo quy định kinh doanh bất động sản hiện nay, chỉ có chủ đầu tư mới có đủ tư cách và thẩm quyền để ký hợp đồng mua bán bất động sản với người mua.

7. Kiểm tra thông tin ban quản lý
Cần lưu ý về việc quản lý vận hành nhà chung cư. Ban quản lý cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về quản lý chung cư. Họ cần hiểu rõ về quy định pháp luật liên quan đến quản lý chung cư và có khả năng áp dụng chúng vào thực tế. Ban quản lý cần tận tâm và có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề của cư dân.
Họ cần lắng nghe ý kiến và phản hồi của cư dân, đồng thời đảm bảo các vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ban quản lý cần tạo ra môi trường tương tác và giao tiếp tốt với cư dân. Họ cần lắng nghe ý kiến và phản hồi của cư dân, đồng thời thông báo đầy đủ và kịp thời về các thông tin quan trọng liên quan đến chung cư.
XEM THÊM:
- Các dự án căn hộ chung cư Quận 7 đáng đầu tư trong năm 2023
- Kinh nghiệm mua căn hộ chung cư cho người mới

8. Tìm tư vấn từ bên thứ ba
Nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia Bất động sản, đặc biệt là các luật sư có hiểu biết về lĩnh vực này. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra và đánh giá các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà, xem xét hợp đồng đã đúng hay chưa và có bất kỳ điều khoản nào mập mờ gây bất lợi cho người mua nhà hay không. Điều này sẽ giúp bạn tránh những rủi ro đáng tiếc nếu gặp phải dự án có vấn đề, dẫn đến tranh chấp và kiện tụng.

Tổng kết
Có rất nhiều cách thức để dễ dàng nhận diện những dự án bất động sản lừa đảo. Hy vọng bài viết trên có thể giúp người đọc tích lũy thêm một phần kinh nghiệm cũng như kiến thức trước khi đưa ra quyết định sở hữu cho bản thân mình một dự án BĐS. Để có thể nắm rõ hơn về quy trình cũng như nhận thêm sự tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: (+84) 98 688 8100 hoặc (+84) 91 647 3022
Website: ecogreensaigon.com.vn
Email: ecogreensaigon.contact@gmail.com